Notice: Function wp_enqueue_script was called incorrectly. Scripts and styles should not be registered or enqueued until the wp_enqueue_scripts, admin_enqueue_scripts, or login_enqueue_scripts hooks. This notice was triggered by the nfd_wpnavbar_setting handle. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 3.3.0.) in /home4/himdwamy/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
5 giai đoạn trong mối quan hệ tình cảm -

5 giai đoạn trong mối quan hệ tình cảm

Khi chúng ta chọn đầu tư và phát triển một mối quan hệ tình cảm nghĩa là chúng ta chọn nền tảng để cùng nhau phát triển tự do, không phải là nơi để “bổ sung khiếm khuyết của nhau” hay để người kia phải hoàn thành một vai trong đời ta.
Đây là một quá trình và chọn lựa tỉnh thức để đáp ứng nhu cầu của bản thân và của đối phương. Đây chính là một lựa chọn về mặt tâm linh để đặt xuống những mô thức hành vi có điều kiện đã được cài đặt từ quá khứ, bỏ qua những động lực không lành mạnh để có thể tìm thấy nguyên bản của chính ta. Và đối phương cũng được chứng kiến quá trình đó một cách đủ đầy.

5 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ TÌNH CẢM

5 giai đoạn trong mối quan hệ tình cảm
Ảnh: inspiredbride.net

Giai đoạn 1: Thần tượng hóa

Chúng ta thần tượng hóa đối phương theo hình dung tưởng tượng của chính ta. Cơ thể chúng ta giải phóng dopamine và oxytocin – hóc môn giúp vui vẻ và phấn chấn tinh thần. Chúng ta chỉ nhìn thấy những mặt tốt đẹp và tích cực của nhau ở giai đoạn này.

Lúc này, đứa trẻ trong ta cảm thấy ngập ngụa trong những mơ tưởng về người yêu trong mộng. Ví dụ: cuối cùng thì ta cũng được chọn, người này sẽ giải cứu ta, người này sẽ yêu thương ta vô điều kiện, người này thật hoàn hảo.

Giai đoạn 2: Tiếp đất

Chúng ta bắt đầu cùng nhau xây dựng cuộc sống ổn định mà ở đó chúng ta phải đối diện và giải quyết những mâu thuẫn thường nhật, học cách cam kết với nhau, đáp ứng nhu cầu của nhau, ý thức về cái tôi và mô thức ứng phó với mâu thuẫn của nhau, nhận thức về mô thức hành vi của nhau.
Lúc này, đứa trẻ trong ta cảm thấy sợ bị bỏ rơi, sợ bị nhìn thấu, sợ cam kết, sợ mất tự do. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng thấy phấn khích về tương lai xây dựng cuộc sống với nhau, về viễn cảnh có được một người cùng chia ngọt sẻ bùi.

Giai đoạn 3: Tiếc nuỗi và đau buồn

Chúng ta bắt đầu chứng kiến những mặt tối, những khuyết điểm của nhau. Những lúc này, những tổn thương tâm lý tuổi thơ có thể bị kích hoạt. Chúng ta trở nên thất vọng về đối phương và có thể dẫn đến những phản ứng dựa trên nỗi sợ như: trả thù, chiến tranh lạnh, gây sự, “bơ toàn tập” (ghosting).
Lúc này, đứa trẻ trong ta cảm thấy khát khao sự độc lập, mơ mộng về những người yêu cũ hoặc những đối tượng khác ngoài kia. Cái tôi của ta lúc này rất mong manh dễ vỡ và chúng ta có xu hướng tập trung vào những thiếu sót của đối phương.

Giai đoạn 4: Chấp nhận

Chúng ta lựa chọn có ý thức để nhìn nhận mối quan hệ là nơi để cả hai cùng tự do và tiến hóa. Những hành vi kiểm soát đối phương một cách vô thức và không lành mạnh có thể vẫn hiện hữu nhưng chúng ta cùng sẵn lòng chữa lành với nhau. Chúng ta tha thứ cho đối phương và cho chính mình một cách dễ dàng.
Lúc này, đứa trẻ trong ta cảm thấy an toàn hơn, cảm thấy được lắng nghe, được thể hiện bản thân. Chúng ta cũng có thể cảm thấy bị bế tắc hoặc chán chường, có xu hướng trốn tránh. Lúc này chúng ta cần học lại về sự an toàn, bình an, không xáo trộn của một mối quan hệ lành mạnh.

Giai đoạn 5: Niềm tin vào tự do

Chúng ta tin tưởng vào bản thân và đối phương để có thể nhận thức và làm điều tốt nhất cho chúng ta. Cả hai biết rằng mình được yêu thương khi là chính mình, có thể làm chỗ dựa cho nhau trong cuộc sống. Dám bị tổn thương, lòng trắc ẩn, sự uyển chuyển là trung tâm của mối quan hệ, không phải là sự hoàn hảo nữa. Tò mò vượt trên tủi thẹn. Sự ổn định và biết trước không bị xem như là “thiếu đam mê” mà xem là dấu hiệu của sự trưởng thành và phát triển.
Lúc này, đứa trẻ trong ta cảm thấy được chữa lành nhờ những niềm tin mới được gây dựng, tìm thấy động lực mới, chấp nhận và nhận thức được những sang chấn tuổi thơ của nhau. Nỗi sợ và những mô thức hành vi không lành mạnh vẫn có thể trồi lên, một cách khác.

Nguồn: IG The holistic psychologist